Hội thảo GEOSAPA tại Sa Pa: Giải pháp khoa học ứng phó sạt lở đất đá và tái định cư vùng núi phía Bắc

Theo dõi Lào Cai Online trên Youtube

Lào Cai Online – Ngày 8/4/2025, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thảo kỹ thuật về trượt lở đất đá và tái định cư – GEOSAPA, hướng đến mục tiêu tăng cường hiểu biết và ứng dụng công nghệ nhằm bảo vệ cộng đồng dân cư trước nguy cơ sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng tại các vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Với chủ đề “Khảo sát trượt lở đất vì lợi ích của đồng bào thiểu số ở miền Bắc Việt Nam”, hội thảo tập trung phân tích chuyên sâu hiện tượng trượt lở đất mỏng tại khu vực Sa Pa, Lào Cai thông qua các phương pháp địa kỹ thuật và địa vật lý hiện đại.

Tham dự hội thảo có các chuyên gia quốc tế đến từ Áo như: TS. Andreass Schaffhauser – Cục trưởng Cục Địa chất, Thủy văn và Khí tượng Áo; TS. Sobert Supper – Phó Cục trưởng; cùng các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu uy tín của Việt Nam như: Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Mỏ – Địa chất, Hội Địa chất Công trình và Môi trường Việt Nam.

Về phía địa phương, ông Tô Ngọc Liễn – Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa chủ trì cùng đại diện các phòng, ban, UBND xã, phường trên địa bàn.

Quảng Cáo

hoinghi84

hoinghi8444

Sự kiện quy tụ chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế (ảnh truyền hình Sapa )
Sự kiện quy tụ chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế (ảnh truyền hình Sapa )

Trong khuôn khổ hội thảo, PGS.TS. Phạm Huy Giao – đại diện Đại học Dầu khí Việt Nam đã trình bày kết quả bước đầu của dự án GWB, tập trung vào khảo sát sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa). Dự án này được kỳ vọng mang lại giải pháp kỹ thuật hiệu quả phục vụ công tác cảnh báo và tái định cư an toàn cho người dân miền núi.

Bên cạnh các tham luận trong nước, các chuyên gia Áo đã chia sẻ về hệ thống quan trắc trượt lở đất thuộc chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai tại Áo và châu Âu, mang đến góc nhìn mới về cách tổ chức và ứng dụng khoa học trong quản lý rủi ro địa chất.

Các nội dung trọng tâm được thảo luận gồm:

  • Phân tích ba chiều điện trở suất để xác định khu vực có nguy cơ trượt lở.
  • Khảo sát địa kỹ thuật khối trượt chậm tại Sa Pa.
  • Sử dụng công nghệ ảnh ra-đa theo chuỗi thời gian để theo dõi chuyển động đất.
  • Giải pháp xử lý lũ bùn đá và sạt lở quy mô lớn ở tỉnh Lào Cai.

485678943 1178978747571522 3038998998710563060 n

Giải pháp ứng dụng công nghệ vào cảnh báo và phòng chống sạt lở đất (ảnh truyền hình Sapa )
Giải pháp ứng dụng công nghệ vào cảnh báo và phòng chống sạt lở đất (ảnh truyền hình Sapa )

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Tô Ngọc Liễn – Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa nhấn mạnh: “Việc xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt trượt đất và ngập úng có ý nghĩa sống còn đối với Sa Pa. Chúng tôi rất mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai hiệu quả các giải pháp này”.

Ông cũng cho biết Sa Pa sẽ ưu tiên quy hoạch tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực có nguy cơ cao, đồng thời đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về các biện pháp phòng chống thiên tai, gắn với phát triển sinh kế bền vững và bảo vệ rừng.

Hội thảo GEOSAPA không chỉ giúp các nhà quản lý và chuyên gia có thêm dữ liệu thực tiễn để hoạch định chính sách mà còn mở ra hướng tiếp cận khoa học đối với các vấn đề môi trường – xã hội tại khu vực miền núi.

Thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong phân tích và cảnh báo trượt lở đất, sự kiện kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản cho hàng triệu người dân sinh sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là tại Sa Pa – nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi sạt lở và lũ quét.

Thuỳ Như

Quảng Cáo Liên Quan