Advertisement 

Độc đáo Tết Nào Pê Chầu của đồng bào Mông tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đồng bào dân tộc Mông giã bánh dày chuẩn bị cho Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH

Lào Cai Online – Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào dân tộc Mông.

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng tổ tiên trong Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH
Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng tổ tiên trong Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH

Tại không gian Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên vừa tổ chức các hoạt động tái hiện Tết Nào Pê Chầu.

 Advertisement 

Người Mông sinh sống ở hầu khắp các địa phương của tỉnh Điện Biên, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Mường Ảng, Nậm Pồ. Bất kể địa bàn cư trú nào, họ luôn chú trọng tổ chức Tết Nào Pê Chầu – một nét đẹp cổ truyền.

Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào Mông. Trong một năm người Mông có rất nhiều lễ, ứng với tiết trời và mùa vụ khác nhau, nhưng trọng đại nhất vẫn là Tết cổ truyền Nào Pê Chầu. Tết bắt đầu cho năm mới, với hy vọng mọi sự may mắn, tốt lành và một tương lai tốt đẹp hơn.

 Advertisement 

Đối với người Mông, hằng năm sau khi thu hoạch mùa màng, cuối tháng 11 âm lịch, cơ bản mọi việc đã hoàn tất, hoa đào bắt đầu khoe sắc, hoa mơ nở trắng rừng cũng là lúc hết tháng 12 (theo cách tính âm lịch riêng của người Mông, thường sớm hơn Tết Nguyên Đán một tháng) thì người Mông tổ chức ăn Tết cổ truyền Nào Pê Chầu.

Đồng bào dân tộc Mông giã bánh dày chuẩn bị cho Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH
Đồng bào dân tộc Mông giã bánh dày chuẩn bị cho Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH

Nghi lễ của Tết này thường diễn ra từ 10 đến 15 ngày, với phần lễ và hội. Riêng phần lễ diễn ra từ chiều 30 cho đến hết chiều mùng 3 Tết, các nghi lễ này chủ yếu diễn ra tại các gia đình, trưởng dòng họ. Còn phần hội diễn ra tại sân của bản cho đến hết Tết.

 Advertisement 

Để chuẩn bị các mâm cúng trong Tết Nào Pê Chầu, các gia đình phải có đủ các đồ lễ là lợn, gà, bánh trái, hương hoa…

Lợn được các gia đình nuôi từ đầu năm đợi đến Tết mới thịt, một phần thịt để dâng cúng và có thịt ăn Tết. Người Mông thường chế biến món thịt sấy, thịt mỡ ngâm muối treo gác bếp dùng làm thực phẩm ăn lâu dài. Gà là vật dâng cúng chính trong các nghi thức cúng; ngoài ra có bánh dày được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo được trồng ở mảnh đất tốt, để giã được bánh dày thơm ngon thì thóc nếp được chọn phải là nếp vùng cao không pha tạp.

Mâm lễ Tết của đồng bào Mông cũng không thể thiếu trứng gà. Theo quan niệm của người Mông, trứng gà tượng trưng cho sự sống, sinh sôi nảy nở. Dịp Tết, người Mông lấy trứng làm đồ lễ dâng gọi các hồn vía con cháu trong nhà, cùng với hồn vía của các loại nông sản và vật nuôi về với thân chủ và gia đình để cùng ăn Tết.

Cũng không thể thiếu là hương dùng để thắp lên khi làm các nghi lễ thờ cúng. Hương được đồng bào làm từ một loại cây rừng có tên gọi là lộng xeng. Cây lộng xeng sau khi lấy từ rừng về đem phơi khô, dùng cối giã thành bột mịn và trộn thêm tro bếp theo tỷ lệ một chậu bột cây lộng xeng trộn với 1 bát tro bếp. Hỗn hợp bột sẽ được se vào tăm hương.

Ngoài ra, trong các nghi thức cúng lễ, người Mông thường lấy giấy dó cắt thành các mảnh to bằng bàn tay, sao cho đều nhau để làm tiền âm phủ, sau đó sẽ đốt khi các nghi thức cúng bái kết thúc.

Vào dịp gần Tết, không khí Tết vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng, các gia đình bắt đầu mổ lợn, một phần thịt treo gác bếp, một phần mời anh em họ hàng đến ăn mừng và chúc mừng cùng gia đình.

Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ đồ chín, giã bánh dày. Việc giã bánh dày thường do những nam thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm.

 Advertisement 

Khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt và mang cất đi để đến ngày mồng ba Tết cúng mời tổ tiên trong lễ hạ mâm. Số còn lại lấy lá chuối hay lá dong gói thành từng bánh tròn có kích thước bằng hai bàn tay để ăn trong những ngày Tết.

Đồng bào Mông đón mừng Tết Nào Pê Chầu với niềm tin thiêng liêng của thời khắc đất trời chuyển giao sang một năm mới. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ của mọi gia đình, mà còn là ngày con cháu cúng mời tổ tiên ông bà những người đã khuất về cùng vui Tết với gia đình. Đồng thời, các gia đình, dòng họ cầu xin tổ tiên, các vị thần linh, thổ địa sẽ phù hộ cho con cháu sang năm mới sức khỏe dồi dào, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và hạnh phúc.

 Advertisement 

Chiều ngày 30 Tết, chủ nhà bắt đầu vào làm các nghi lễ quan trọng của năm. Trước hết là nghi lễ quét dọn nhà cửa (quét bồ hóng) với quan niệm quét đi những điều xấu xa, rủi ro, bệnh tật đi theo năm cũ, đồng thời cầu mong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều tiền lộc, của cải, gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nghi thức quét bồ hóng, dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ. Ảnh: LVH
Nghi thức quét bồ hóng, dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ. Ảnh: LVH

Trong nghi lễ quét bồ hóng, chủ nhà tay cầm cái cuốc cào lần lượt hai phía bên ngoài nhà, vừa làm vừa khấn. Sau đó chủ nhà vào quét bồ hóng trong nhà, lúc này một tay cầm cái hót rác, tay kia cầm chổi được làm bằng ba ngọn cây tre nhỏ vừa quét vừa khấn quanh một vòng phía trong nhà và mang ra ngoài đổ ở phía cửa dưới.

Sau đó, nghi lễ được tiếp tục bằng việc dâng cúng tại bàn thờ “Xử Ca”. Đồng bào Mông quan niệm đây là vị thần quan trọng nhất mà bất kỳ gia đình nào cũng phải thờ, dù họ sinh sống ở đâu hay là ngành Mông gì nếu không thờ cúng “Xử Ca” thì không phải là người Mông.

Vì vậy, mỗi dịp Tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ “Xử Ca” sao cho mới hơn, gọn gàng và cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ. Khi việc dán lại bàn thờ xong, chủ nhà sẽ thắp hương và tay cầm một con gà trống còn sống, rồi khấn… Khấn xong, gà được đem đi mổ, luộc chín và bày lên mâm cùng với một bát cơm, một bát canh, hai chén rượu.

Tối ngày 30 Tết Nào Pê Chầu, đồng bào Mông tiến hành nhiều nghi lễ để dâng các đồ cúng mời ma nhà, các vị thần, trong đó mâm cúng mời tổ tiên là nghi lễ mang nhiều ý nghĩa với đồng bào Mông nhất, đây là lúc để nhớ về cội nguồn, những người đã khuất.

Nghi lễ cúng mời thần linh cai quản bản làng, sau đó chủ nhà lấy một ít thịt, một ít cơm vào thìa rồi mang ra ngoài khấn mời các thần thổ địa, thần núi, thần sông suối… để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho gia đình và dân bản được khỏe mạnh, mùa màng được bội thu.

Sau phần lễ là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian. Ảnh: LVH
Sau phần lễ là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian. Ảnh: LVH

Sau phần nghi lễ, là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông vui Tết. Du khách đến đây dù là khách phương xa hay bà con dân tộc xóm giềng cũng đều được chủ nhà mời nâng chén rượu nồng cùng cạn kèm theo những lời chúc tốt đẹp cho năm mới, khi khách ra về họ tỏ lòng cảm mến, thân thiện bằng cách biếu những cặp bánh dày thơm ngon để cùng chia sẻ hương vị ngày Tết của đồng bào.

Có thể thấy Tết Nào Pê Chầu là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, phản ánh tình đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng hiếu khách của người Mông.

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Lào Cai Online – Sáng ngày 15/1/2025, đoàn công tác do đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, dẫn đầu đã tổ chức thăm hỏi, chúc tết và trao quà cho các tập thể, cá nhân, và đối tượng bảo trợ xã hội tại huyện Bảo Thắng. Hoạt [...]

Lào Cai Online – Con người sinh ra, lớn lên và già đi, không ai thoát khỏi quy luật của đời người, quan trọng là ở mỗi độ tuổi, chúng ta đã sống hữu ích như thế nào, sống khỏe mạnh ra sao, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu [...]

Lào Cai Online – Hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), tối ngày 14/1/2025, tại sân vận động xã Quang Kim (huyện Bát Xát), Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng xã Quang Kim tổ chức chương trình nghệ [...]

Lào Cai Online – Ngày 14-1, UBND huyện Định Hóa tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức, các tiểu ban, cán bộ trưng tập phục vụ Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa và phối hợp tổ chức Hội Báo xuân Ất Tỵ năm 2025. Để chuẩn [...]

Lào Cai Online – Sáng ngày 14/1, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Lào Cai, đã tổ chức chương trình trao quà Tết cho các hội viên nông dân thuộc diện hộ nghèo và gia đình khó khăn tại phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa.  Advertisement  Chương [...]

Lào Cai Online – Thông tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngày 13/1, đơn vị vừa tiếp nhận 25 gói nylon có tổng khối lượng khoảng 25 kg, nghi là ma túy, trôi dạt vào bờ biển Côn Đảo, được người dân phát hiện và giao nộp. [...]

Lào Cai Online – Ngày 13/11,đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang cho biết, Đoàn cán bộ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh do Đại tá Cao Minh Tâm – Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh vừa tổ chức bàn giao 3 căn Nhà Đồng đội trên địa bàn [...]

Lào Cai Online – Đoàn công tác Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã tặng 2.851 suất quà, tổng trị giá 6,8 tỷ đồng, thăm hỏi các hộ nghèo, gia đình chính sách và chiến sĩ bộ đội biên phòng tại các xã thuộc huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai). Ngày 12/1, Đoàn công tác [...]

Lào Cai Online – Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả quan trắc ghi nhận vùng nông thôn miền bắc có những đợt chất lượng không khí bị suy giảm xuống mức nghiêm trọng, bụi mịn PM 2.5 tăng cao, có nơi vượt 3,5 lần giới hạn quy chuẩn. Theo Báo cáo hiện [...]

Lào Cai Online – Nhằm chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, UBND tỉnh Lào Cai đã lên kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa tại hai địa điểm trên địa bàn thành phố Lào Cai. Đây là một trong những sự kiện nổi bật nằm trong chuỗi hoạt động mừng năm mới của [...]

Lào Cai Online – Ngày 13/1, UBND tỉnh Lào Cai công bố Kế hoạch số 12/KH-UBND về tổ chức phong trào Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ và trồng rừng năm 2025. Chương trình dự kiến diễn ra từ ngày 3 – 17/2/2025 (tức mùng 6 đến 20 tháng Giêng âm lịch). Phong trào được triển [...]

Lào Cai Online – Một trong những tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi bật với nét văn hóa đa dạng và đặc sắc của các dân tộc thiểu số mà còn là nơi các cộng đồng này đối diện với nhiều thách thức như điều kiện đất đai khắc nghiệt và cơ [...]

Lào Cai Online – Tây Bắc được coi là “lõi nghèo” của cả nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương trong vùng. Trong đó, nguồn lực từ Chương trình [...]

Lào Cai Online – Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, khi các giá trị văn hóa truyền thống dần bị lãng quên, em Hoàng Xuân Tuyền, sinh năm 1999, người con dân tộc Tày tại thôn Kiêu, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang lại chọn cho mình một con đường [...]

Lào Cai Online – Ngày 12/1/2025, tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Công đoàn Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Khương, UBND xã Tung Chung Phố và nhiều doanh nghiệp đã tổ chức chương trình ý nghĩa mang tên “Xuân Biên cương, ấm lòng dân bản” [...]

Lào Cai Online – Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 11-1, Đoàn công tác của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP. Phổ Yên do đồng chí Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, làm Trưởng [...]

Lào Cai Online – Ngày 11/1, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai chương trình trao quà Tết cho những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại 4 xã thuộc huyện Bảo Thắng và Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ [...]

Lào Cai Online – Điện Biên là tỉnh miền núi, tận cùng biên giới phía Bắc… hầu hết dân cư là bà con các DTTS. Điện Biên cũng là vùng đất có rất nhiều trống đồng cổ. Để tìm hiểu và lý giải xuất xứ, nguồn gốc cổ vật trống đồng, tôi đã tìm gặp [...]

Lào Cai Online – Tháng Chạp, khi những vườn đào, vườn mận bung nở những cánh hoa trong cái rét ngọt của vùng cao Tây Bắc, đó cũng là thời điểm đồng bào Mông chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Trong ngày Tết, đồng bào Mông vẫn bảo tồn những nét [...]

Lào Cai Online – Những ngày cuối năm, khi hơi thở của mùa Xuân đã tràn ngập núi rừng, cũng là lúc sắc xanh của những đồng lúa, những ruộng dong riềng và tiếng cười giòn tan của người dân nơi Khu Kinh tế – Quốc phòng (KT-QP) Khe Sanh, Quảng Trị vang vọng giữa [...]