Nông dân Mường Vi phát triển mô hình lúa Séng cù hữu cơ, hướng đến nông nghiệp bền vững

Theo dõi Lào Cai Online trên Youtube

Lào Cai Online – Tại xã Mường Vi, huyện Bát Xát (Lào Cai), giống lúa Séng cù lâu nay được xem là đặc sản nổi bật, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, bà con nơi đây đang từng bước chuyển đổi sang mô hình sản xuất lúa Séng cù hữu cơ theo chuỗi liên kết bền vững với sự đồng hành của doanh nghiệp.

Mô hình canh tác lúa hữu cơ Séng cù hiện được triển khai tại cánh đồng thôn Lâm Tiến với diện tích 10 ha, do Công ty TNHH MTV Quế Lâm Phương Bắc phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện. Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ toàn bộ về vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ cùng với việc đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật canh tác an toàn, thân thiện với môi trường.

Quảng Cáo

Mo hinh trong lua huu co o Muong Vi gop phan nang cao gia tri san pham 5677

Quảng Cáo

 Mô hình trồng lúa hữu cơ ở Mường Vi góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp phát triển nông nghiệp bền vững. (Ảnh THLC)
Mô hình trồng lúa hữu cơ ở Mường Vi góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp phát triển nông nghiệp bền vững. (Ảnh THLC)

Theo chia sẻ của ông Trần Văn Cải, một nông dân tham gia mô hình tại thôn Lâm Tiến, việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây lúa phát triển ổn định, ít sâu bệnh hơn dù lượng phân bón giảm đáng kể so với phương pháp truyền thống. Trước đây, dù sử dụng nhiều phân bón hóa học nhưng cây trồng vẫn thường xuyên bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến năng suất.

Điểm đặc biệt của mô hình này không chỉ dừng lại ở hỗ trợ kỹ thuật, mà còn ở sự cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa sau thu hoạch theo mức giá thị trường, tạo sự yên tâm cho người sản xuất. Chính vì vậy, nhiều hộ nông dân mong muốn mô hình sẽ tiếp tục được mở rộng trong những vụ mùa tiếp theo.

Ông Thế Trường Thành, Trưởng Ban Nông nghiệp hữu cơ Miền Bắc, Tập đoàn Quế Lâm cho biết, đơn vị sẽ triển khai liên tục trong 3 vụ để bà con có thời gian làm quen và nắm vững kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ. Tập đoàn kỳ vọng sau khi Mường Vi thành công, mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng ra các khu vực khác của tỉnh Lào Cai theo định hướng của Trung tâm Khuyến nông.

Người dân Mường Vi mong muốn tiếp tục được tham gia mô hình để đảm bảo đầu ra và nâng cao giá trị thu nhập. (Ảnh THLC)
Người dân Mường Vi mong muốn tiếp tục được tham gia mô hình để đảm bảo đầu ra và nâng cao giá trị thu nhập. (Ảnh THLC)

Điều đáng chú ý trong phương pháp sản xuất hữu cơ là việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học đa lượng, không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa mà còn bổ sung hệ vi sinh có lợi cho đất, góp phần cải thiện chất lượng đất canh tác lâu dài, đồng thời giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây hại cho môi trường.

Theo bà Phùng Thúy Vân, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bát Xát, mô hình canh tác hữu cơ đang mang lại chất lượng sản phẩm vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn cao về nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mở rộng tiềm năng phát triển thương hiệu lúa Séng cù đặc sản của địa phương.

Việc chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Mường Vi mà còn là giải pháp cụ thể trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng là nền tảng quan trọng để lúa Séng cù Mường Vi từng bước tiến tới đạt chứng nhận hữu cơ, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu trong tương lai.

Quảng Cáo Liên Quan