Lào Cai Online – Theo kế hoạch, trước phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên tuyến Bắc – Nam.
Đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đã được Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp này. Trong những ngày qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ với tinh thần đóng góp thẳng thắn, sôi nổi để làm rõ các vấn đề về chủ trương đầu tư cũng như cách thức quản lý, xây dựng tuyến đường sắt đảm bảo tiến độ và hiệu quả…
Quảng Cáo
Sơ bộ dự án có tổng mức đầu tư 1.713.548 tỉ đồng (tương đương khoảng 67,34 tỷ USD) trong đó sẽ dử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha. Số dân tái định cư khoảng 120.836 người.
Các Đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên tuyến Bắc – Nam vào chiều 30/11. Ảnh: Quochoi.vnLý do lựa chọn tốc độ chạy tàu 350km/hTrong báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về Dự án này, một lần nữa khẳng định rằng việc lựa chọn tốc độ 350km/h của tuyến đường sắt đã được nghiên cứu kỹ càng, toàn diện, và dựa trên kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao của các quốc gia trên thế giới.
Quảng Cáo
Cụ thể, tốc độ 200-250 km/h đã được phát triển khoảng 50 năm trước và chủ yếu được sử dụng trong khoảng 25 năm trở lại đây, phù hợp với các tuyến đường ngắn và trung bình.
Tuy nhiên, hiện nay, tốc độ 350 km/h và các tốc độ cao hơn đang trở thành xu hướng phát triển toàn cầu, đặc biệt thích hợp với các tuyến đường dài trên 800 km, nối liền các đô thị có mật độ dân số cao, như tuyến Bắc – Nam của Việt Nam.
Quảng Cáo
Bên cạnh đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng với chiều dài tuyến đường trên 800 km, tốc độ 350 km/h sẽ thu hút lượng hành khách cao hơn và hiệu quả hơn tốc độ 250 km/h. Theo tính toán của các chuyên gia tư vấn, trên tuyến Hà Nội – TP.HCM, tốc độ 350 km/h sẽ thu hút được 12,5% lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h.
Một điểm đáng chú ý là chi phí đầu tư cho tuyến đường có tốc độ 350 km/h cao hơn khoảng 8-9% so với tuyến 250 km/h. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đầu tư với tốc độ 250 km/h, việc nâng cấp lên 350 km/h sau này sẽ gặp nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả.
Vì vậy, đề xuất trong nước là lựa chọn thiết kế tốc độ 350 km/h để đảm bảo tính hiện đại, đồng bộ, tầm nhìn dài hạn, và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Lý do đường sắt tốc độ cao không kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà MauKhi thảo luận về dự án đường sắt tốc độ cao, một số đại biểu Quốc hội đã đề xuất mở rộng phạm vi dự án, kéo dài tuyến đường đến Cần Thơ, trong khi có ý kiến khác đề nghị tuyến đường sắt trải dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, tổng chiều dài khoảng 2.110 km.
Cùng với đó, một số đại biểu cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung quy hoạch như sau: “Điểm đầu ga tại Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga trung tâm Thủ Thiêm (TP.HCM), và mở rộng kết nối không gian từ ga trung tâm đến vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long”.
Về vấn đề này, theo Báo cáo giải trình của Chính phủ cho thất, trong khuôn khổ mục tiêu phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại và từng bước hiện thực hóa nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định phát triển các tuyến đường sắt mới nối liền hành lang Bắc – Nam, từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, với tổng chiều dài khoảng 1.871 km, bao gồm ba tuyến: Lạng Sơn – Hà Nội, Hà Nội – TP.HCM, và TP.HCM – Cần Thơ.
Mỗi tuyến đường sắt từ Lạng Sơn đến Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau, do đó, tiêu chuẩn kỹ thuật và loại hình đường sắt cũng được thiết kế khác biệt.
Quảng Cáo
Cụ thể, tuyến Lạng Sơn – Hà Nội sẽ là đường sắt thường, hiện đang lập quy hoạch chi tiết để kêu gọi đầu tư. Tuyến Hà Nội – TP.HCM sẽ là đường sắt tốc độ cao. Còn tuyến TP.HCM – Cần Thơ là đường sắt thường, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và dự kiến sẽ được triển khai trước năm 2030.
Do vậy, Chính phủ đề xuất giữ nguyên phạm vi dự án đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội đến TP.HCM như đã được nêu trong dự thảo nghị quyết.
Quảng Cáo
Quảng Cáo