Lào Cai Online – Không biết nghề đan mê bồ tại ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có từ bao giờ. Chỉ biết là đã rất nhiều đời từ ông truyền cho cha, cha truyền cho con rồi đến cả cháu và kéo dài mãi đến nay. Trên hành trình đi tìm vẻ đẹp xưa của miền Tây sông nước, chúng tôi có dịp được đến đây để viết lại câu chuyện của một làng nghề trăm năm vang bóng.
Kỳ công tạo ra một sản phẩm quen thuộc
Mê bồ là tên gọi của sản phẩm thủ công được làm từ cây tre, cây trúc hoặc cây nứa được người thợ chẻ ra thanh dài và đan kết lại thành tấm lớn với kích thước được định sẵn. Thuở trước, mê là vật dụng dễ dàng bắt gặp nếu ghé thăm bất kỳ ngôi nhà nào ở miền Tây, đặc biệt là Hậu Giang. Từ mê bồ để chứa lúa của nhà nông xưa đến làm vách nhà.
Advertisement
Hồi trước, người dân cả ấp 4 làm nghề, sản phẩm làm ra tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên, qua thời gian, nghề này không còn thịnh như trước, nhiều người đã phải bỏ nghề rời quê đi làm ăn xa. Cả xóm hiện cũng chỉ còn một vài hộ bám trụ, nỗ lực giữ gìn và chỉ dạy cho con cháu. Mỗi ngày vẫn có những đôi tay cần mẫn làm nên sức sống của nghề đan truyền thống.
Tìm về ấp 4, chúng tôi được bà con giới thiệu ghé thăm những hộ đan mê bồ truyền thống của địa phương. Trò chuyện với chúng tôi, bà Quách Thị Hiệp (60 tuổi) cho hay, từ lúc bà về làm dâu đã thấy gia đình và bà con trong xóm theo nghề. Và cứ như vậy, bà Hiệp gắn liền với tiếng chẻ trúc, tiếng đan mê bồ và không khí rộn ràng của làng nghề thời hoàng kim.
Advertisement
Bà Hiệp nhớ lại: “Từ khi lấy chồng về ấp, thấy cha mẹ làm, mình cũng học vót nan cong, từ từ quen quen rồi mình làm luôn. Có đủ cỡ hết trơn hà. 1m1x6m8, còn 1m1x5m là ruột, còn 8 tấc là 6m8, 5 tấc cũng có nữa. Nếu người ta dựng vách thì người ta đặt cỡ nào mình làm cỡ đó”.
Theo nghề từ thời trẻ, nên chỉ cần nhìn sơ qua cây trúc là bà Hiệp cũng có thể tính chẻ được bao nhiêu thanh trúc. Trước đây, các công đoạn đều làm thủ công. Còn bây giờ, nhiều hộ có điều kiện đã mua máy để hỗ trợ việc chẻ trúc, từ đó, năng suất cũng tăng hơn.
Advertisement
Để hoàn thành một sản phẩm mê bồ hoàn chỉnh, phải trải qua nhiều công đoạn, được phân việc rõ ràng, mỗi việc đều có cái khó riêng. Thông thường, cánh đàn ông có sức khỏe thì đảm nhận chẻ trúc, vót nan. Đàn bà thì đan mê bởi bàn tay khéo léo.
Bà Lê Thị Tám, người dân làng nghề chia sẻ: “Mình biết thì chẻ dễ, còn không biết thì khó. Cái này cực lắm! Hồi mới làm chưa biết đứt tay dữ lắm. Nhưng phải ráng làm, vì chỉ có cái nghề đó đâu còn cái nghề nào đâu”.
Thăng trầm nghề đan
Theo những người vẫn bám trụ với nghề đến nay, hiện mê bồ chỉ chủ yếu phục vụ công trình tấn mé, dùng để phơi khô, phơi mứt mùa Tết… Do là nghề thủ công, không bị bó buộc thời gian, nên cứ lo xong việc nhà là có thể bắt tay vào việc.
Mấy năm nay, có lúc giá cả thấp, nguồn nguyên liệu khan hiếm, có khi tìm ở tận xa mới có nguồn nguyên liệu. Lắm lúc, tính ra lỗ nên số người bám trụ với nghề chẳng còn bao nhiêu. Trẻ con bây giờ cũng ít mặn mà với công việc truyền thống này.
Ông Đỗ Hoàng Phong (50 tuổi) bày tỏ: “Chắc cái nghề này mai một nghỉ luôn. Hồi nhỏ tụi tôi chẻ nan cong ra, mướn tụi nó róc 500 – 1.000 đồng/bó. Bây giờ nó học không hà, không có phụ mình róc như hồi đó. Chừng nữa mình già mình nghĩ chắc hết ai mua”.
Theo dòng chảy thời gian, ngày nay, hầu hết nông dân sau khi thu hoạch, đều có kho chứa lúa hoặc cho vào bao không còn cảnh be bồ chứa lúa như ngày xưa nên nhu cầu sản phẩm này không còn nhiều như trước. Thế nhưng, dù là nghề phụ, nhưng không vì thế mà bà con phụ nghề. Sức sống của mê bồ vẫn còn đó. Giờ, người ta dùng nó lót sàn xà lan để chuyên chở lúa, phơi khô, phơi hủ tíu, phơi sấy trái cây, bánh tráng,… Theo đơn đặt hàng, các sản phẩm mê bồ được các thương lái đến tận nơi thu gom hàng không phải chuyên chở đi các nơi để bán nữa.
Advertisement
Với sự chọn lọc của thời đại, cũng như những nghề khác, nghề đan mê bồ cần lắm những sự đổi thay để thích nghi với tình hình mới, vừa là cách làm mới, vừa là cách để gìn giữ nghề truyền thống mà các bậc tiền nhân để lại.
Để phát huy các giá trị mang lại từ các làng nghề truyền thống, trong đó có làng nghề đan mê bồ ở ấp 4, tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện Nghị định số 52 ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đến các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hy vọng với chính sách này cùng quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống của người dân sẽ tạo nên “cú hích” mới cho làng nghề phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Advertisement
Advertisement
Có Thể Bạn Quan Tâm
Lào Cai Online – Lễ hội Quế lần thứ V của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, được tổ chức vào ngày 5/1, với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh cây quế – biểu tượng kinh tế, văn hóa của địa phương. Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh nhấn mạnh: [...]
Lào Cai Online – Ngày 8/1, Hội Cứu trợ Trẻ em Tàn tật Việt Nam đã phối hợp cùng các tổ chức từ thiện tổ chức chương trình trao quà ý nghĩa dành cho trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nhân dịp Tết Nguyên đán 2025. [...]
Lào Cai Online – Hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn, Công an thành phố Lào Cai đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn SGLOBAL GROUP – Thương hiệu Lurcinn tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông [...]
Lào Cai Online – Họa sĩ Lê Sa Long đã có một chuyến đi đầy ý nghĩa đến Làng Nủ (tỉnh Lào Cai), nơi chịu nhiều tổn thất từ thiên tai, để trao quà và chia sẻ khó khăn với người dân địa phương. Chuyến đi này đã để lại trong ông những cảm xúc sâu [...]
Lào Cai Online – Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội [...]
Lào Cai Online – Lâm Đồng là vùng đất phía Nam Tây Nguyên, tập trung đông đồng bào các DTTS sinh sống. Vùng đất này chứa đựng những trầm tích văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ như: Cơ Ho, Chu Ru, Mạ, Mnông, Raglay, Xtiêng… với các nghi [...]
Lào Cai Online – Trong không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Ủy ban MTTQ và tổ chức thành viên tại tỉnh Lào Cai đang dồn toàn lực triển khai nhiều chương trình thiết thực nhằm hỗ trợ người nghèo, giúp họ đón một mùa xuân ấm áp, đủ [...]
Lào Cai Online – 74 tuổi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng nghệ nhân Y Yin (dân tộc Ba Na) ở làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum vẫn miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm thổ cẩm mang hoa văn cổ của người Ba Na. Với [...]
Lào Cai Online – Vào sáng ngày 6/1, tại UBND xã Sán Chải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, phối hợp với Quỹ Thiện Tâm – Tập đoàn Vingroup, đã tổ chức chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho các hộ nghèo tại ba xã: Sán Chải, Quan Hồ Thẩn và [...]
Lào Cai Online – Với đặc thù có đông đồng bào Khmer sinh sống và nằm giáp ranh với Campuchia, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản ”tại khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang đã diễn ra với nhiều hoạt động có ý nghĩa, như: Tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn [...]
Lào Cai Online – Vào chiều ngày 5/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Lai Châu đã phối hợp cùng Hội LHPN thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai tổ chức lễ bàn giao nhà “Mái ấm tình thương” cho chị Nguyễn Thị Hương, cư trú tại tổ dân phố số 6, phường Quyết [...]
Lào Cai Online – Trong bản báo cáo thành tích ngắn gọn của Trung sĩ Sùng A Súa, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, gửi lên cấp Quân khu 2 để đề nghị khen thưởng, anh chỉ vắn tắt: “Chỉ huy tiểu đội hoàn [...]
Lào Cai Online – Năm 2024 đã đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ trong các hoạt động thiện nguyện khi các câu lạc bộ, đội nhóm thuộc Mạng lưới Tình nguyện quốc gia triển khai hơn 5.500 chương trình, dự án, góp phần hỗ trợ gần 30 triệu lượt người dân khó khăn. Những nỗ [...]
Lào Cai Online – Chiều ngày 4/1/2025, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có chuyến thăm và trao tặng quà Tết cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn tại ba xã Phúc Khánh, Lương Sơn và Việt Tiến, huyện Bảo Yên. Chuyến đi nhằm hỗ trợ [...]
Lào Cai Online – Ngày 4/1/2025, một chương trình thiện nguyện mang đậm ý nghĩa đã được tổ chức tại xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Chương trình mang tên “Mang xuân về Nậm Xây” do Công an huyện Văn Bàn phối hợp với Đảng ủy xã Nậm Xây và đoàn thiện nguyện [...]
Lào Cai Online – Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng người Tày và Dao, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Một trong những bước tiến đáng chú ý là việc thành lập các câu lạc bộ văn hóa [...]
Lào Cai Online – Ngày 3/1, các địa phương của tỉnh Quảng Bình đồng loạt tổ chức lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong tỉnh. Cụ thể, các huyện Quảng Trạch, Minh Hóa, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch và thị [...]
Lào Cai Online – Bắc Hà, huyện vùng cao Lào Cai, đã có những bước tiến lớn trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhờ triển khai hiệu quả Nghị quyết số 10, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang phát triển các vùng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá [...]
Lào Cai Online – Giữa tiết trời giá rét chỉ 5-7 độ C tại xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, những chiến sĩ Bộ đội biên phòng và người dân địa phương đang ngày đêm hăng say lao động. Mục tiêu là hoàn thành các ngôi nhà mới, trao tặng cho bà con [...]
Lào Cai Online – Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm: Advertisement 1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500 – 3.000 năm cách [...]