Trịnh Văn Quyết nguy kịt, xin hoãn hầu tòa do tình trạng sức khỏe nghiêm trọng

Theo dõi Lào Cai Online trên Youtube

Lào Cai Online – Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội vừa tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử kháng cáo của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo khác trong vụ án liên quan đến thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã vắng mặt tại phiên tòa do tình trạng sức khỏe nguy kịt.

Trịnh Văn Quyết trong phiên tòa sơ thẩm, tháng 7/2024. Ảnh: Ngọc Thành
Trịnh Văn Quyết trong phiên tòa sơ thẩm, tháng 7/2024. Ảnh: Ngọc Thành

Sức khỏe suy yếu, nguy cơ tử vong cao

Theo báo cáo từ Trại tạm giam T16, bị cáo Trịnh Văn Quyết hiện đang được điều trị và theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện do sức khỏe suy kiệt. Bác sĩ cho biết bị cáo thường xuyên phải sử dụng oxy, thở máy không xâm nhập và áp dụng các biện pháp điều trị tích cực. Theo Công văn số 833 của Bệnh viện 19-8, việc đưa bị cáo tới tòa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe.

Trước đó, vào ngày 26/12/2024, phiên tòa phúc thẩm đã bị hoãn do bị cáo Trịnh Văn Quyết đang điều trị lao phổi tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an.

Bản án sơ thẩm: 21 năm tù và bồi thường hơn 1.800 tỷ đồng

Vào ngày 5/8/2024, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với cựu Chủ tịch FLC và 49 bị cáo khác. Theo đó, Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù với hai tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Quảng Cáo

Hai em gái của bị cáo là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga lần lượt nhận 14 năm và 8 năm tù. Ngoài ra, bị cáo Quyết bị buộc phải bồi thường 1.364 tỷ đồng cho nhà đầu tư mã ROS và nộp lại 500 tỷ đồng thu lợi bất chính từ thao túng chứng khoán, tổng cộng hơn 1.800 tỷ đồng.

Gia đình bị cáo đã tự nguyện nộp gần 973 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC, sáng 25/3. Ảnh: Ngọc Thành
Bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC, sáng 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Hành vi thao túng chứng khoán và lừa đảo quy mô lớn

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2017 đến tháng 1/2022, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo các đối tượng thân cận dùng danh nghĩa nhân viên, họ hàng để lập hàng loạt công ty ma, mở tài khoản chứng khoán và ngân hàng. Sau đó, nhóm này đã thao túng giá 5 mã cổ phiếu: AMD, HAI, GAB, FLC, ART, qua đó thu lợi hơn 723 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2014 đến 9/2016, bị cáo Quyết đã chỉ đạo cố tình nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros (mã ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn đối với nhà đầu tư.

Thanh Chúc 

 

Quảng Cáo Liên Quan