Advertisement 

“Văn hóa mặc” của các DTTS tỉnh Điện Biên

Phụ nữ dân tộc Thái với nghề dệt thổ cẩm.

Lào Cai Online – Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sau gần 40 năm đổi mới (1986 – 2024), các DTTS đã nêu cao truyền thống đoàn kết, quyết tâm xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển và phồn vinh. Bên cạnh những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội thì văn hóa nói chung, “văn hóa mặc” của các DTTS nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm nhất…

Phụ nữ dân tộc Thái với nghề dệt thổ cẩm.
Phụ nữ dân tộc Thái với nghề dệt thổ cẩm.

Một trong những yếu tố quyết định để làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, đó là trang phục – điều mà các nhà nghiên cứu gọi một cách giản dị và rất trúng là “văn hóa mặc”. Tại tỉnh Điện Biên, trong những năm qua đã diễn ra nhiều “Hội thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên”, thu hút hàng trăm thí sinh thuộc các dân tộc: Thái (nhóm Thái đen và Thái trắng), Mông (Mông đỏ, Mông xanh và Mông trắng), Xinh Mun, Hà Nhì, Lự, Lào, Kháng… tham gia.

 Advertisement 

Đặc biệt, trong khuôn khổ Lễ hội Hoa ban hằng năm, cuộc thi “Người đẹp Hoa Ban” với phần trình diễn trang phục dân tộc của hàng trăm thí sinh đến từ 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Giang) đã phần nào thể hiện chủ trương, nỗ lực và khát vọng bảo tồn “văn hóa mặc” truyền thống các DTTS của các tỉnh trong vùng.

Các thí sinh đã đem đến hội thi những bộ trang phục độc đáo, phản ánh khá sinh động đời sống văn hóa, sinh hoạt và lao động sản xuất của dân tộc mình. Nhiều bộ trang phục với các họa tiết hoa văn mang biểu tượng của núi rừng, nương đồi, làng bản, chim muông, hoa lá… Cùng với tiếng nói (ngôn ngữ) và chữ viết (tự dạng), trang phục truyền thống chứa đựng những giá trị lịch sử, phản ánh nét văn hóa “hồn cốt” đặc trưng của mỗi dân tộc.

 Advertisement 

Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì trong trang phục truyền thống.
Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì trong trang phục truyền thống.

Mới đây, chúng tôi có buổi làm việc với bà Chu Thùy Liên, dân tộc Hà Nhì, Chi Hội trưởng Chi hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Điện Biên về vấn đề trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS trong tỉnh, bà Liên cho biết: Hiện nay, trong cộng đồng 18 DTTS của tỉnh, một số dân tộc đã bị mai một trang phục truyền thống khá rõ. Một số nhóm dân tộc chỉ còn những người lớn tuổi là các bà, các mẹ, các chị giữ được 1 – 2 bộ trang phục truyền thống. Và trong một năm cũng chỉ dùng vài ba lần vào những dịp đặc biệt như: Lễ tết, cưới hỏi…

Bà Trịnh Thị Mai, Phó phòng Di sản Văn hóa Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Điện Biên, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên lý giải về nguyên nhân dẫn đến trang phục truyền thống của các DTTS có nguy cơ bị mai một là bởi đồng bào vẫn làm theo cách thủ công, tốn rất nhiều thời gian may, khâu, thêu… nên giá thành cao. Tuy nhiên, trang phục này lại bất tiện trong sinh hoạt đời thường, nhất là lúc lao động trên nương, dưới ruộng, vì chúng… lòa xòa, vướng víu. Ví dụ, với cái váy nhiều nếp gấp của phụ nữ dân tộc Mông đỏ hoặc cái áo của phụ nữ Dao đỏ với hai hàng quả bông chạy dài trước ngực, thường chỉ phù hợp trong những dịp lễ tết, hội hè, cưới xin… Còn để mặc khi đi lao động, sinh hoạt đời thường thì vướng víu không phù hợp.

 Advertisement 

Trang phục truyền thống nam giới của một số dân tộc cũng không còn (ngoại trừ trang phục của thầy cúng, thầy mo) hoặc vay mượn, bắt chước những chi tiết hoa văn, thậm chí bê nguyên xi trang phục truyền thống của dân tộc khác, nhóm, ngành khác.

Thiếu nữ dân tộc Lự với những chiếc mũ - khăn rất đặc trưng.
Thiếu nữ dân tộc Lự với những chiếc mũ – khăn rất đặc trưng.

Nếu kể đến các DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn gìn giữ được những bộ trang phục truyền thống thì trước hết phải kể đến dân tộc Hà Nhì, sau đó là dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Thái… Tuy nhiên, ngay cả những dân tộc được “điểm danh” này, thì cũng không còn giữ được nhiều bộ trang phục nguyên vẹn 100% giá trị truyền thống”.

Bà Chu Thùy Liên Chi Hội trưởng Chi hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Điện Biên

Hiện nay, nhiều nơi bà con các dân tộc không mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, một phần là do nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã bị mai một. Bởi vậy, chúng ta cần nhiều hơn nữa những chính sách hiệu quả và đúng đắn để khuyến khích việc trồng, chế biến nguyên liệu truyền thống, để làm sao những bộ trang phục trở thành hàng hóa.

Trước yêu cầu bức thiết đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các DTTS trong tỉnh, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu, phát huy văn hóa truyền thống các DTTS được chú trọng hơn; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS làm công tác văn hóa – thông tin ngày càng được quan tâm. Trong nỗ lực chung ấy, tin rằng, tiềm năng văn hóa nói chung và “văn hóa mặc” nói riêng của các DTTS tỉnh Điện Biên, không chỉ được bảo tồn mà còn được khai thác, phát huy, phổ biến một cách hiệu quả nhất, cụ thể và bền vững nhất…

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Lào Cai Online – Với địa bàn là vùng miền núi khó khăn, tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số, huyện Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm lo sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho phụ nữ và trẻ em vùng cao, vùng đồng bào [...]

Lào Cai Online – Bắc Hà, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của Việt Nam, đang dần thay đổi diện mạo nhờ những nỗ lực vượt bậc trong công tác giảm nghèo. Với chiến lược phát triển nông nghiệp làm mũi nhọn và sự hỗ trợ toàn diện từ chính quyền, Bắc Hà hiện là [...]

Lào Cai Online – Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, [...]

Lào Cai Online – Tháng 12, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025 với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2025”. Hoạt động điểm nhấn [...]

Lào Cai Online – Ngày 3/12, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Mường Khương tổ chức hoạt động tuyên truyền kiến thức về phòng chống mại dâm và mua bán người tại Trường THCS thị trấn Mường Khương (huyện [...]

Lào Cai Online – Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các hội nghị, chiến dịch truyền thông về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào [...]

Lào Cai Online – Lần đầu tiên drone light được trình diễn, kết hợp visual 3D và nhiều công nghệ hiện đại mang đến 1 bức tranh nhiều sắc màu về xứ sở ngàn hoa…tại Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X-2024. Đặc biệt, sân khấu Lễ khai mạc sẽ được thiết kế như một [...]

Lào Cai Online – Từng là một xã vùng cao khó khăn, Tả Phời (thành phố Lào Cai) nay đã vươn mình trở thành điểm sáng trong công cuộc phát triển nông thôn mới, với những chuyển biến toàn diện về kinh tế, văn hóa và đời sống.    Advertisement   Advertisement  Những thành tựu mà Tả [...]

Lào Cai Online – Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong công tác tuyên truyền và vận động, đời sống của trẻ em và phụ nữ ở vùng cao Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, đang ngày càng được cải thiện.  Hành trình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em Sáng [...]

Lào Cai Online – Chiều ngày 2/12, Ban Quản lý Dự án và Đầu tư xây dựng huyện Bắc Hà đã phối hợp với chính quyền xã Nậm Lúc tổ chức bốc thăm vị trí nhà cho 15 hộ dân thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Đây là các hộ [...]

Lào Cai Online – Ngày 02/12, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Chiêm Hóa tổ chức Hội nghị gặp mặt Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh [...]

Lào Cai Online – Sáng 2/12, tại thôn Mường Bát, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai), Thành đoàn Lào Cai chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Đảng ủy – HĐND – UBND xã Tả Phời, xã Thống Nhất và các đơn vị đồng hành tổ chức Lễ khởi [...]

Lào Cai Online – Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là [...]

Lào Cai Online – Từ ngày 1/12/2024 đến 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, loạt sự kiện với chủ đề “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2025” sẽ diễn ra, mang đến trải nghiệm đặc biệt với sự tham gia của gần 200 đồng bào từ nhiều [...]

Lào Cai Online – Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời [...]

Lào Cai Online – Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để [...]

Lào Cai Online – Sáng 1/12/2024, Chi hội Thơ và Chi hội Âm nhạc (Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lào Cai) tổ chức chương trình giao lưu Tình thơ – nhạc. Tham dự chương trình có các hội viên Chi hội Thơ và Chi hội Âm nhạc thuộc Hội Văn học – Nghệ [...]

Lào Cai Online – Tháng 3/2024, Hà Thị Lĩnh, người con gái dân tộc Thái duy nhất của tỉnh Sơn La, được vinh danh danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) trong đợt phong tặng danh hiệu lần thứ X. Là Đội phó Đội múa của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La, chị không [...]

Lào Cai Online – Tối 30/11, ngay sau Lễ khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông năm 2024, UBND huyện Bắc Hà đã tổ chức Hội thi trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà. Hội thi có 6 đội thi, với sự góp mặt của 180 diễn [...]

Lào Cai Online – Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời [...]