Lào Cai Online – Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thống nhất phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo đó cả nước sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay vì 63 như hiện nay.
Thông tin được nêu tại Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025, sau Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Việc sáp nhập các địa phương nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển bền vững.

11 tỉnh, thành giữ nguyên
11 địa phương không thực hiện sáp nhập, bao gồm:
Hà Nội
Quảng Cáo
Huế
Lai Châu
Điện Biên
Sơn La
Lạng Sơn
Quảng Ninh
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Cao Bằng
23 đơn vị hành chính mới sau sáp nhập
Dưới đây là danh sách dự kiến các tỉnh, thành phố mới hình thành sau sáp nhập, kèm theo tên gọi và trung tâm chính trị – hành chính:
Tuyên Quang: Hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang; trung tâm tại Tuyên Quang.
Lào Cai: Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái; trung tâm tại Yên Bái.
Thái Nguyên: Hợp nhất Thái Nguyên và Bắc Kạn; trung tâm tại Thái Nguyên.
Phú Thọ: Hợp nhất Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình; trung tâm tại Phú Thọ.
Bắc Ninh: Hợp nhất Bắc Ninh và Bắc Giang; trung tâm tại Bắc Giang.
Hưng Yên: Hợp nhất Hưng Yên và Thái Bình; trung tâm tại Hưng Yên.
Hải Phòng: Hợp nhất Hải Dương và thành phố Hải Phòng; trung tâm tại Hải Phòng.
Ninh Bình: Hợp nhất Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam; trung tâm tại Ninh Bình.
Quảng Trị: Hợp nhất Quảng Trị và Quảng Bình; trung tâm tại Quảng Bình.
Đà Nẵng: Hợp nhất Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; trung tâm tại Đà Nẵng.
Quảng Ngãi: Hợp nhất Quảng Ngãi và Kon Tum; trung tâm tại Quảng Ngãi.
Gia Lai: Hợp nhất Gia Lai và Bình Định; trung tâm tại Bình Định.
Khánh Hòa: Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận; trung tâm tại Khánh Hòa.
Lâm Đồng: Hợp nhất Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận; trung tâm tại Lâm Đồng.
Đắk Lắk: Hợp nhất Đắk Lắk và Phú Yên; trung tâm tại Đắk Lắk.
TP HCM: Hợp nhất TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu; trung tâm tại TP HCM.
Đồng Nai: Hợp nhất Đồng Nai và Bình Phước; trung tâm tại Đồng Nai.
Tây Ninh: Hợp nhất Tây Ninh và Long An; trung tâm tại Long An.
Cần Thơ: Hợp nhất Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang; trung tâm tại Cần Thơ.
Vĩnh Long: Hợp nhất Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh; trung tâm tại Vĩnh Long.
Đồng Tháp: Hợp nhất Đồng Tháp và Tiền Giang; trung tâm tại Tiền Giang.
Cà Mau: Hợp nhất Cà Mau và Bạc Liêu; trung tâm tại Cà Mau.
An Giang: Hợp nhất An Giang và Kiên Giang; trung tâm tại Kiên Giang.
Sắp xếp hành chính Bước đi chiến lược cho giai đoạn phát triển mới
Việc sáp nhập các tỉnh, thành phố là chủ trương lớn được Trung ương Đảng xác định nhằm tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý, đồng thời tối ưu nguồn lực, tạo đột phá phát triển kinh tế – xã hội vùng và quốc gia.
Trong thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục lấy ý kiến cử tri, xây dựng đề án cụ thể trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, quyết định trong kỳ họp gần nhất.
Du Kỷ
Quảng Cáo Liên Quan