Phụ nữ Mông xã Bản Xèo gìn giữ nghề dệt lanh truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Theo dõi Lào Cai Online trên Youtube

Lào Cai Online – Từ bao đời nay, nghề dệt vải lanh không chỉ là sinh kế mà còn là linh hồn văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Giữa sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, những người phụ nữ Mông nơi đây vẫn lặng thầm lưu giữ và truyền dạy nghề truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, như một cách gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Cứ vào tháng 7 hằng năm, những gia đình người Mông tại thôn Séo Pa Cheo, xã Bản Xèo lại bắt đầu mùa thu hoạch cây lanh – nguyên liệu chính để dệt nên những tấm vải truyền thống. Chị Thào Thị Dính chia sẻ, từ nhỏ chị đã học cách xe sợi, nhuộm chàm, thêu thùa từ bà và mẹ. Lớn lên, những kỹ năng ấy trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người phụ nữ Mông.

Quảng Cáo

Tước vỏ từ cây lanh ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )
Tước vỏ từ cây lanh ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )

Các công đoạn dệt vải lanh truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu: từ phơi lanh, giã mềm sợi, ngâm, luộc, chia sợi, đến mắc khung cửi dệt vải, tất cả đều được thực hiện bằng tay, thể hiện sự cần cù và tinh tế. Không chỉ tạo nên những tấm vải bền đẹp, nghệ thuật dệt lanh của người Mông còn là nơi hội tụ của những họa tiết, hoa văn mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc.

Quảng Cáo

514313978 660836427015168 1922869840666083796 n

Truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )
Truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )

Không dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu mặc của gia đình, nhiều phụ nữ Mông xã Bản Xèo như chị Châu Thị Sú đang tích cực đưa sản phẩm thổ cẩm thủ công ra thị trường để cải thiện thu nhập. Những túi xách, váy áo, khăn choàng… được làm từ vải lanh đang dần trở thành sản phẩm được khách du lịch và thị trường ưa chuộng.

Phó Chủ tịch UBND xã Bản Xèo – ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, chính quyền địa phương đã chủ động hỗ trợ người dân bằng cách thành lập tổ hợp tác, xây dựng sản phẩm OCOP từ vải lanh, đồng thời liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra, giúp người dân yên tâm sản xuất. Một số sản phẩm từ vải lanh của xã Bản Xèo hiện đã được đưa vào các tour du lịch trải nghiệm, tạo động lực phát triển kinh tế song hành với bảo tồn văn hóa.

Vải lanh được phơi sau khi nhuộm ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )
Vải lanh được phơi sau khi nhuộm ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )
Phụ nữ Mông thêu hoa văn thổ cẩm ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )
Phụ nữ Mông thêu hoa văn thổ cẩm ( ảnh truyền thông khu vực Bát Xát )

Với người Mông, sợi lanh không chỉ là vật liệu làm ra trang phục, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo phong tục, người đã khuất phải được mặc váy áo làm từ vải lanh để trở về với tổ tiên. Sự kết nối giữa con người và cội nguồn ấy vẫn được gìn giữ trọn vẹn, bất chấp những đổi thay của thời đại.

Ngày nay, những sản phẩm từ vải lanh của người Mông Bản Xèo không chỉ hiện diện trong sinh hoạt thường ngày mà còn góp phần làm nên bức tranh văn hóa đặc sắc của vùng cao Tây Bắc, trở thành cầu nối giữa giá trị truyền thống và xu hướng phát triển du lịch bền vững.

 

Quảng Cáo Liên Quan